Tìm hiểu về Xuất khẩu và những điều cơ bản về xuất khẩu


Ngày nay trên các phương tiện truyền thông luôn đưa rất nhiều thông tin về kim ngạch xuất khẩu tại đất nước theo từng quý. Đó là một cụm từ rất phổ biến với nhiều người tuy nhiên có một sự thực là không phải ai cũng có thể hiểu được hoàn toàn về khái niệm xuất khẩu và những điều xung quanh nó. Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp những khúc mắc và cung cấp nhưng thông tin hữu ích cho bạn đọc về xuất khẩu.
xuat khau
Tổng quan về xuất nhập khẩu

Tổng quan về xuất khẩu

Khái niệm

Xuất khẩu là việc bán các mặt hàng hóa và cách dịch vụ của đất nước mình cho một quốc gia khác, trên cơ sở dùng tiền tệ để làm phương tiện thanh toán.
Tiền tệ thanh toán có thể sử dụng của một trong hai quốc gia trao đổi mua bán với nhau và có thể sự dụng đồng tiền tệ của nước thứ ba.
Ví dụ nếu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì thường sẽ sử dụng đồng USD để thanh toán. Nếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thì cũng có thể thanh toán đồng USD được vì đều là ngoại tệ của cả hai quốc gia.
Còn theo định nghĩa ở luật thương mại năm 2005 ở điều 28 thì xuất khẩu được định nghĩa như sau:
"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ đất nước Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải Quan riêng theo quy định của pháp luật".
Cả hai định nghĩa đều đúng và đều mang một nghĩa chung là bán hàng hóa ra nước ngoài.

Các hình thức xuất khẩu phổ biến

Có một vài hình thức xuất khẩu phổ biến mà nước ta đang áp dụng cho kim ngạch xuất khẩu tăng vốn cho nhà nước.
Xuất khấu trực tiếp
Đây là hình thức phổ biến nhất hai bên mua và bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng thương mại. Trong hợp đồng hai bên sẽ thỏa thuận các điều kiện sao cho phù hợp với luật pháp của quốc gia cũng như các điều thông lệ mua bán quốc tế.
Hình thức này rất phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, giúp họ có thể tự chủ động các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần khẳng định uy tín của doanh nghiệp vươn xa trên tầm quốc tế.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, cần một số bước cần thiết như:
Xin giấy phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa làm thủ tục hải quan
Giao hàng hóa lên tàu, tìm và mua bảo hiểm
Làm thủ tục nhận thanh toán.
Xuất khẩu gián tiếp
Còn được gọi theo cách khác là xuất khẩu ủy thác, với hình thức này bên doanh nghiệp có hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bện nhận ủy thác để tiến hành việc xuát khẩu hàng hóa trên tư cách ủy thác, ủy quyền.
Để thực hiện được cách xuất khẩu này, các doanh nghiệp nhân ủy thác cần ký kết một bản hợp đồng xuất khẩu ủy thác với các đơn vị trong nước. Sau khi ký kết bên nhận ủy thác sẽ giao hàng thanh toán đối với các đơn vị nước ngoài và nhận được phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị giao quyền cho họ.
Thông thường các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay mô hình của họ còn nhỏ các nguồn lực còn yếu và chịu nh rào cản từ phía nhà nước, họ sẽ thường sử dụng loại hình xuất khẩu này. Các công ty họ có thể thông qua để ủy thác như nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu, công ty thương mại xuất khẩu,v.v..
Gia công hàng xuất khẩu
Đây là hình thức mà công ty, doanh nghiệp trong nước nhận sản xuất các hàng hóa chủ yếu là máy móc và nguyên vật liệu, linh kiện từ các công ty nước ngoài. Họ sẽ làm theo các yêu cầu của các công ty đó và hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra các nước khác theo chỉ định của các công ty đặt hàng.
Hiện nay hình thức này rất được phổ biến và thịnh hành đặc biệt ở các đất nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ trung như ở các nước đang phát triển đăc biệt ở Việt Nam ta. Điều này đã mang lại những điều kiện để người lao động có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và tọa ra công ăn việc làm cho nhiều người dân.
Ở nước ta các mặt hàng gia công xuất khẩu thường xuất hiện nhiều là dệt may, điện tự và da giầy.
xuat khau
Các hình thức xuất khẩu phổ biến

Ngoài các hình thức thức xuất khẩu này các doanh nghiệp đều đưa ra các mục tiêu kinh doanh xuất khẩu nhằm hạn chế và phân tán những rủi ro không đáng có và họ đã đưa thêm ra các loại hình xuất khẩu khác như:
Xuất khẩu tại chỗ: là người xuất khẩu Việt Nam bán hàng có thương nhân nước ngoài và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Tạm xuất tái nhập và ngược lại: là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời được đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó được chuyển xuất khẩu ngay đi các quốc gia khác. Hoặc hàng hóa được xuất khẩu lãnh thổ đất nước rồi một thời gian được nhập lại.
Buôn bán đối lưu: người mua đồn thời là người bán và ngược lại các lượng hàng xuất và nhập tương đương với nhau, đây có thể gọi là xuất nhậ khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.

Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu là một ngành quan trọng của đất nước hằng năm có hàng triệu tấn hàng hóa được xuất đi trên toàn thế giới, nhằm đóng góp và nâng cầm vị thế Việt Nam trên thế giới. Càng ngày xuất khẩu càng được mở rộng mạnh mẽ cùng với các ngành khác như khoa học, kỹ thuật, y tế và giáo dục.
Có thể kể ra những vai trò và lợi ích của xuất khẩu mang lại như sau:
Quảng bá các thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
Các công ty lớn mạnh luôn muốn quảng bá hình ảnh chất lượng hàng hóa cho nhiều người biết đển không chỉ gói gọn trong thì trường trong nước mà còn ở trên thế giới, khẳng định tên tuổi của họ. Đất nước nào có càng nhiều doanh nghiệp lớn mạnh thì đất nước đó càng được nhiều người biết đến, ví dụ như Apple nhắc đến họ là mọi người biết đến nước Mỹ hùng mạnh, hay Sony, Toyota của đất nước mặt trời mọc Nhật bản.
Đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Các hàng hóa được bán ra nước ngoài sẽ mang lại những nguồn thu khổng lồ cho các doanh nghiệp đó, không chỉ là nguồn thu từ trong nước mà còn ở mọi nơi trên toàn thế giới nơi mà hàng hóa được bán ra, đó là điều mà nhà đầu tư doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
Đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia.
Ngoài đem lại doanh thu cho các doanh nghiệp việc bán hàng ra bên ngoài lãnh thổ đất nước còn đem lại những nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, đó là lợi ích vĩ mô để đảm bảo cán cân thanh toán và tích lũy dự trữ nguồn ngoại tệ quốc gia.
Thúc đấy kinh tế toàn cầu
Khi doanh nghiệp mạnh đát nước được mạnh lên và nên kinh tế toàn cầu cũng vậy, giúp tạo sự khuyến khích và tận dụng lợi thế só sánh của các nước với nhau.
Đây là những vai trò và lợi ích của xuất khẩu mang lại, hy vọng toàn bộ các thông tin trên đây đều là những thông tin hữu ích với bạn đọc cần tìm hiểu thêm về xuất khẩu. Xin cảm ơn !
Thông tin liên hệ
Sàn Kết Nối Tài Chính S86
Hotline: 1900.633.621
Địa Chỉ: Số 59 - Võ Chí Công - Tây Hồ - Hà Nội
Bài đọc thêm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cầm đồng hồ là gì ? | Điều kiện, thủ tục đầy đủ nhất

Vay tín chấp theo thẻ sinh viên

Lý do khiến bạn khó thăng tiến sự nghiệp