Quy trình nhập khẩu hàng hóa qua đường biển
Nhập khẩu hàng hóa đang là một trong những kim ngạch quan trọng của đất nước, để có thể nhập khẩu
được hàng hóa vào trong nước thì các doanh nghiệp hay các chủ thể kinh doanh cần
chuẩn bị các thủ tục nhập khẩu, sau khi chuẩn bị các thủ tục xong các doanh nghiệp
sẽ có các bước để đưa hàng hóa vào.
Nghe có vẻ đơn giản
nhưng không phải ai cũng có thể biết được toàn bộ các quy trình nhập khẩu, vậy
bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc biết thêm về quy trình nhập khẩu qua
đường biển.
Các bước dưới đây là
các bước chủ yếu mà chủ doanh nghiệp hoặc hàng hóa cần biết và làm để có thể
đưa những khối hàng nhập khẩu của mình từ bên ngoài vào lãnh thổ quốc gia. Có một
vài trường hợp khi các chủ doanh nghiệp đã thuê các công ty dịch vụ ủy quyền
thì có thể bỏ qua một vài bước vì đã có bên nhận ủy quyền làm, tuy nhiên họ vẫn
cần theo dõi và phối hợp ăn ý để làm các giấy tờ hải quan vì nhiều giấy tờ các
công ty nhận ủy quyền không thực hiện được.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa theo đường biển |
Bước 1 – Ký kết hợp đồng ngoại thương
Đây là bước cần thực
hiện đầu tiên, sau khi thực hiện hợp đồng này xong thì mới phát sinh các nhu cầu
quy trình nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần đàm phán về hàng hóa cần nhập khẩu với
các nước.
Bước 2 – Xin giấy phép nhập khẩu
Có khá nhiều các mặt
hàng hóa cần phải xin phép trước khi được đưa vào, nên doanh nghiệp nhập khẩu cần
phải tìm hiểu kỹ và xin giấy phép nhập khẩu càng sớm càng tốt trước khi hàng về.
Tránh việc chậm chễ kiến hàng hóa bị tồn đọng và khiến quy trình nhập khẩu của
doanh nghiệp bị chậm lại. Hoặc nếu không có giấy phép hàng hóa có thể bị cơ
quan hải quan giữ lại.
Bước 3 – Nhận hàng hóa từ người bán
Sau khi hoàn thành
các bước tìm hiểu hàng hóa và ký kết hợp đồng giữa hai bên, thì doanh nghiệp nhập
khẩu hàng sẽ liên hệ với nhà xuất khẩu để sắp xếp thời gian nhận hàng. Theo
thông lệ doanh nghiệp cần đặt cọc một số tiền nhất định, tùy theo đàm phán của
hai bên thường sẽ giao động từ 25% đến 30% giá trị lô hàng.
Cùng với đó doanh
nghiệp nhập khẩu còn phải tuân theo các điều kiện giao hàng đã thỏa thuận và ký
kết trong hợp đồng. Có thể kể ra một vài điều kiện giao hàng như sau:
Điều kiện theo ExWork
Theo điều kiện này
doanh nghiệp nhập khẩu phải thu xếp, thời gian và các phương tiện chuyên chở và
nhận hàng tại kho người bán. Sau đó mới làm các thủ tục chuyển về cảng trong nước,
thông quan tại cảng sắp xếp hàng, vận chuyển hàng hóa qua đường biển, bốc rỡ và
đưa về khi.
Công việc trên thường
thực hiện qua một công ty giao nhận vận chuyển, nên doanh nghiệp nên tìm hiểu
các công ty vận chuyển nào có kinh nghiệp lâu năm và uy tín trong việc chuyển
hàng hóa. Hai bên cần trao đổi kỹ và đảm bảo hai bên hiểu nhau, làm việc ăn ý.
Nhập khẩu theo điều kiện CNF / CIF
Người bán hàng tại nước
ngoài sẽ giao hàng và làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa ra khỏi
nước họ cùng với đó là hoàn thành việc nhập khẩu bốc rỡ hàng hóa tại cảng của
doanh nghiệp nhập khẩu. Phần việc còn lại của doanh nghiệp nhập khẩu chỉ là đưa
hàng về kho.
Theo điều kiện FOB
Người bán hàng nước
ngoài sẽ giao hàng cho doanh nghiệp tại cảng xếp hàng. Khi hàng hóa về đến cảng
các doanh nghiệp sẽ làm các công việc còn lại như đưa hàng vào, xin cách giấy tờ
liên quan để hàng hóa được chính thức đưa vào lãnh thổ quốc gia.
Đây là những điều kiện
cơ bản để nhập khẩu hàng hóa, dù theo bất cứ hình thức nào thì các doanh nghiệp
muốn nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ quốc gia vẫn cần bám sát quy trình thực hiện
đúng các bước để không gặp phải sai sót nào.
Bước 4 – Thỏa thuận và phối hợp với các công ty vận chuyển
Như đã nói ở trên có
nhiều các và các điều kiện giao hàng khác nhau thì người nhập khẩu vẫn phải làm việc nhiều nhất để đảm
bảo quy trình nhập hàng không bị gặp lỗi. Đặc biệt cần lưu tâm và làm việc với
các công ty vận chuyển sao cho việc giao hàng diễn ra thuận lợi nhất.
Đầu tiên cần thông
báo các thông tin người bán, để các đại lý nước ngoài sắp xếp lịch trình nhận hàng cho người nhận.
Đại lý nước ngoài cần
thu xếp đưa các container đến nơi tập kết để đóng hàng và làm thủ tục xuất khẩu.
Sau khi đưa hàng lên
tàu vận chuyển cần thông báo cho các cơ quan đường biển, khi tàu bắt đầu đi thì
gửi thông văn chính thức.
Sắp xếp hàng lên tàu
để về cảng Việt Nam, khi tàu đang trên đường đi bên bán cần gửi các chứng từ có
liên quan đến hàng hóa cho bên mua đúng theo các quy định được cam kết theo hợp
đồng.
Làm thủ tục dỡ hàng,
chủ doanh nghiệp của lô hàng cần làm các công việc đến chữ ký số, tài khoản
VNACCS, chứng từ và thuế nhập khẩu. Hàng hóa có thể bị kiểm tra vậy nên cần
cung câó chi tiết lô hàng, các hồ sơ liên quan đầy đủ cho bên hải quan.
Bước cuối – Đưa hàng về kho – hoàn tất các quy trình cuối cùng nhập hàng
Bên nhận hàng sẽ liên
hệ với các công ty vận chuyển và bến bãi kho hàng để đưa hàng từ trên tàu xuống.
Xin các giấy tờ quan trọng để xe bốc hàng có thể vào cảng để đưa hàng ra. Hoàn tất
công việc nhập hàng.
Trên đây là các bước
và công việc chính để nhập khẩu mộ lô hàng vào Việt Nam theo đường biển mà các
doanh nghiệp cần làm.
Cảm ơn bạn đọc đã
quan tâm và hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn.
Trên đây là các bước cơ bản để nhập khẩu hàng hóa theo đường biển |
Thông tin liên hệ
Sàn Kết Nối Tài Chính
S86
Hotline: 1900.633.621
Địa Chỉ: Số 59 - Võ Chí Công - Tây Hồ - Hà Nội
Web: S86.com.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét